
Quá trình triển khai IFRS sẽ gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ năm 2022 đến năm 2025): Giai đoạn tự nguyện, áp dụng cho các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế, công ty mẹ là công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết, các công ty mẹ khác tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất. Các DN có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính riêng.
- Giai đoạn 2 (từ sau năm 2025):
- Giai đoạn bắt buộc, báo cáo tài chính hợp nhất sẽ áp dụng cho: công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ là công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết.
- Ngân hàng Nhà nước quy định phương án, thời điểm bắt buộc áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng đối tượng cụ thể thuộc nhóm các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
- Các công ty mẹ khác không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng nêu trên có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất.
- Đối với báo cáo tài chính riêng, trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các DN và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm áp dụng tự nguyện hoặc áp dụng bắt buộc IFRS để lập báo cáo tài chính riêng cho từng nhóm đối tượng, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.
- Ngân hàng Nhà nước quy định việc áp dụng bắt buộc hoặc áp dụng tự nguyện IFRS để lập báo cáo tài chính riêng cho từng đối tượng cụ thể thuộc nhóm các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
Đăng ký học/tư vấn:
Khi áp dụng IFRS, DN phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định nghĩa vụ với NSNN.
Ông Trịnh Đức Vinh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) cho biết: “Để hỗ trợ các DN trong quá trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS, đến trước ngày 31/12/2024, Bộ Tài chính sẽ ban hành bổ sung 17 chuẩn mực VAS mới và xây dựng lại bộ VAS dựa trên hệ thống IFRS theo nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế, nhu cầu của DN Việt Nam. Bộ Tài chính cũng sẽ thường xuyên rà soát lại VAS, cập nhật những thay đổi của IFRS để đảm bảo VAS phù hợp ở mức độ cao nhất với thông lệ quốc tế.”
Tính đến tháng 3/2019, đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93% các nước được Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tếIASB khảo sát) đã tuyên bố về việc cho phép áp dụng IFRS dưới các hình thức khác nhau.
Theo ông Vũ Đức Chính (Cục Trưởng, Cục Quản lý Giám sát Kế toán – Kiểm toán): “Việc áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích về chất lượng Báo cáo tài chính (BCTC); Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút dòng vốn đầu tư, trong nước và trực tiếp nước ngoài về Việt Nam…”
Như vậy, để áp dụng thành công IFRS, các DN cần chuẩn bị những hành trang cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có sự nỗ lực của DN thôi chưa đủ… Việc cập nhật, bổ sung kiến thức về IFRS để hiểu và nắm vững cách áp dụng IFRS chính là một lợi thế lớn cho các chuyên gia kế toán & tài chính.
Nguồn tham khảo
Báo Kiểm toán số 43 ra ngày 24-10-2019
baokiemtoannhanuoc.vn
Khóa học Lập Báo cáo Tài chính quốc tế CertIFR
Chứng chỉ do ACCA cấp – 40 giờ – 1 kỳ thi duy nhất
Khai giảng: Ngày 11/4/2020 tại TP.HCM
Học phí chỉ từ 5,500,000 (áp dụng đến 29/02/2020)
Liên hệ:
- Hotline: 0987 290 321 (Ms. Thảo)
- Điện thoại văn phòng: (028) 3930 1667
- Tư vấn viên:
- Nguyễn Thị Thanh Lan (ĐTDĐ: 0933 099 877 (Call, SMS, Zalo, Viber), email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn, skype: lannguyen_qsc, Facebook: Kelly Nguyen)
- Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ĐTDĐ: 0987 290 321 (Call, SMS, Zalo, Viber), email: ngocthao@ftmsglobal.edu.vn, skype: ngocthao1202, Facebook: Nguyễn Thị Ngọc Thảo)
Đăng ký học/tư vấn: