THÍCH ỨNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở GÓC ĐỘ KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
“Cách mạng Công nghiệp 4.0” đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có ngành kế toán – kiểm toán. Các công nghệ số sẽ ngày càng phổ biến và tác động lên doanh nghiệp làm thay đổi cách thức thực hành nghiệp vụ tài chính, kế toán cũng như đặt ra những đòi hỏi nhất định về năng lực đối với đội ngũ các chuyên gia tài chính…
Kế toán – kiểm toán trong kỷ nguyên số
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) với mạng internet giúp công việc kế toán – kiểm toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Thời đại kỷ nguyên số lên ngôi, nhờ đó Kế toán – kiểm toán viên tại Việt Nam có thể thực hiện công việc kế toán – kiểm toán ở bất cứ đất nước nào trên toàn thế giới, nếu cá nhân tổ chức đáp ứng đủ các chuẩn mực toàn cầu. Đòi hỏi người làm kế toán phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn và kỹ năng chuyên sâu về nghề. Đặc biệt, việc trang bị các chứng chỉ nghề nghiệp như ACCA đã trở nên vô cùng cần thiết, bởi ACCA chính là tiêu chuẩn vàng trong giới chuyên môn ngành tài chính, kế toán và kiểm toán – được các doanh nghiệp trên khắp thế giới công nhận.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cuộc CMCN 4.0 mang lại lợi ích không nhỏ trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán. Trước hết, cuộc CMCN 4.0 sẽ thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế toán và kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, bằng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, điện toán đám mây, việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối trên toàn thế giới… Nó đã, đang và sẽ mở ra cơ hội tốt cho lĩnh vực kế toán, kiểm toán tiếp cận những phần mềm kế toán tiện ích, chi phí phù hợp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiếp cận hệ thống kế toán, kiểm toán quốc tế.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng mang tính toàn cầu này. Nhờ đó, lĩnh vực tài chính, kế toán Việt Nam tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, vào thị trường dịch vụ tài chính, đóng góp tích cực cho tăng trưởng của đất nước.
Xu hướng mới cho lĩnh vực kế toán – kiểm toán
Theo kết quả khảo sát năm 2016 của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) về kế toán chuyên nghiệp tương lai diễn ra trên 22 quốc gia trên toàn cầu (trong đó có Việt Nam): Về các xu hướng dự kiến có tác động cao nhất trong 3 đến 10 năm tới, có tới 55% số người trả lời cho rằng, sự phát triển của hệ thống kế toán tự động được đánh giá tác động cao nhất trong các xu hướng, bên cạnh xu hướng như hài hòa chuẩn mực kế toán (42%), sự xâm nhập của điện toán đám mây trong kinh doanh (41%), sự biến động kinh tế (42%).
Kế toán bao gồm các giai đoạn như thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin. Tất cả các giai đoạn này đều đã được máy móc thay thế. Lúc này, yêu cầu tất yếu của nghề kế toán – kiểm toán ngoài kỹ năng chuyên môn thì còn phải hiểu rõ về công nghệ, áp dụng và điều khiển công nghệ phục vụ công việc của mình.
Máy móc là trí tuệ nhân tạo có thể làm điều mà con người khó có thể làm. Tuy nhiên, chúng chỉ là công cụ hỗ trợ công việc trong kế toán – kiểm toán, hoạt động theo lập trình vốn có, chúng khó có thể đưa ra những nhận định, lời tư vấn trong từng trường hợp phát sinh đặc biệt với những tình huống mang tính mới mẻ chưa từng xảy ra.
Mỗi cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán phải ý thức được tầm qua trọng của công nghệ để ứng dụng nó cho phù hợp xu thế, tiết kiệm nguồn lực và gia tăng hiệu quả công việc. ACCA đã tiến hành nhiều cuộc điều tra nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chung cho thấy, để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số, các kế toán – kiểm toán viên tương lai không chỉ cần các yếu tố như sự thông minh, chỉ số cảm xúc mà còn cần được bổ sung thêm các yếu tố cần thiết cho sự phát triển nghề nghiệp như kỹ năng công nghệ, tầm nhìn…
Báo cáo nghiên cứu kế toán viên chuyên nghiệp trong tương lai – Những nhân tố dẫn đến sự thay đổi và kỹ năng tương lai của ACCA công bố năm 2016 cũng chỉ ra rằng, trong kỷ nguyên số, mỗi kế toán chuyên nghiệp sẽ được phản ánh năng lực và kỹ năng trên 7 lĩnh vực: Kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm, trí thông minh, kỹ năng kỹ thuật số, khả năng sáng tạo, chỉ số cảm xúc và tầm nhìn.
Bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 cũng đem đến nhiều thách thức lớn cho thị trường kế toán, kiểm toán ở Việt Nam, làm thay đổi cách tiếp cận về khoa học và thực tiễn lĩnh vực nghiệp vụ kế toán, kiểm toán trên phạm vi toàn cầu và ngày càng rõ nét ở Việt Nam. Mặt khác, sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực này càng gia tăng sự cạnh tranh, làm giảm sút mạnh mẽ nhu cầu nguồn nhân lực.
Ở một góc nhìn khác
Bà Nurmazilah Dato’ Mahzan – Tổng Giám đốc điều hành Viện Kế toán Malaysia từng nói, bảo mật chính là một trong những công tác cần chú trọng đầu tiên khi doanh nghiệp xây dựng hệ thống kế toán số.
Theo bà bà Nurmazilah, “Thông tin, kết quả kiểm toán có thể bị rò rỉ từ việc gửi thư điện tử tới đơn vị được kiểm toán hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài, trao đổi qua mạng dùng chung. Các thông tin, kết quả kiểm toán chưa chính thức sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp và gây những hậu quả khó lường…Đã có rất nhiều doanh nghiệp công nghệ tham gia xây dựng các hệ thống bảo mật thông tin cho các ngân hàng, các dịch vụ viễn thông, nhưng hệ thống bảo mật các dữ liệu kế toán còn rất mỏng“.
Theo thống kê, sự đột phá kỹ thuật số trong kế toán sẽ tạo ra những xu hướng mới, cụ thể, khoảng 66% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thay thế những dịch vụ mà kế toán viên hiện đang thực hiện bằng các dịch vụ đám mây, 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thay nhân viên kế toán nếu họ không thích ứng với công nghệ đám mây.
Đã có một số cảnh báo rằng một khi công nghệ blockchain được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính sẽ tạo ra nguy cơ thu hẹp dịch vụ kiểm toán truyền thống. Thực tế cho thấy, hiện nay, các công ty công nghệ trên thế giới như Google và Alibaba cũng đã cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn thuế và dễ dàng thâu tóm các dữ liệu doanh nghiệp thông qua khai thác các lỗ hổng bảo mật.
Hiện nay ngành kế toán chi khoảng 3 đến 5 tỷ USD mỗi năm cho công nghệ như phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và công nghệ nhận thức. Công nghệ số không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kiểm toán lớn, mà thậm chí ảnh hưởng nhiều hơn đến các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ. Điện toán đám mây sẽ cho phép các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ thực hiện các thủ tục kế toán và kiểm toán tại bất cứ nơi đâu.
Tài liệu tham khảo:
- Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 8/2019, Phát triển ngành Kế toán, Kiểm toán Việt Nam thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0;
- Chính phủ (2013), Quyết định số 480/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- cpavietnam, Hóa giải thách thức cho dịch vụ kế toán, kiểm toán trước “cơn bão” Cách mạng công nghiệp 4.0.
- The Association of Chartered Certified Accountants (11/2017), Professional accountant – the future (Generation next): Managing talent in small and medium sized practices;z
- The Association of Chartered Certified Accountants (8/2017), Professional accountant – the future(Generation next): Ethics and trust in a digital
Tin liên quan:
>>Free download học thử ACCA F7 – Revenue
>>Kinh nghiệm thi FR/F7 từ học viên pass 91/100
>>Hướng dẫn thi trên máy tính (CBE) cho các môn ACCA từ F5/PM đến F9/FM (2018) – Tiếng Việt
>>Lợi ích của CBE và học hỏi kinh nghiệm thi CBE từ FTMS & học viên ACCA
>>9 dạng câu hỏi trong bài thi ACCA trên máy tính (CBE)
Liên hệ:
- Hotline: 0987 290 321 (Ms. Thảo)
- Điện thoại văn phòng: (028) 3930 1667
- Tư vấn viên:
- Trần Thị Tình (ĐTDĐ: 0934 128 486 (Call, SMS, Zalo, Viber), Email: tinhtran@ftmsglobal.edu.vn, Skype: tinhtran0903, Facebook: Tình Trần)
- Nguyễn Thị Thanh Lan (ĐTDĐ: 0933 099 877 (Call, SMS, Zalo, Viber), email: lannguyen@ftmsglobal.edu.vn, skype: lannguyen_qsc, Facebook: Kelly Nguyen)
- Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ĐTDĐ: 0987 290 321 (Call, SMS, Zalo, Viber), email: ngocthao@ftmsglobal.edu.vn, skype: ngocthao1202, Facebook: Nguyễn Thị Ngọc Thảo)
Đăng ký học/tư vấn:
[contact-form-7 id=”446507″ title=”New Form_Rut Gon”]